Kiến thức, Tin tức

Công nghệ RFID là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng cho khóa thẻ từ

nguyen ly hoat dong va ung dung cong nghe rfid cho khoa the tu

Trong thời đại công nghiệp 4.0, tự động hóa và quản lý thông minh đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu quả và năng suất. Nhờ những ưu điểm vượt trội, công nghệ RFID đang dần trở thành giải pháp tối ưu trong lĩnh vực sản xuất. Vậy RFID là gì, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của nó trong khóa điện tử thẻ từ ra sao? Bài viết này đại lý khóa điện tử Hichihome sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về công nghệ đột phá này.

Công nghệ khóa điện tử RFID là gì?

RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ đột phá ứng dụng sóng vô tuyến để tự động nhận dạng và theo dõi các đối tượng được gắn thẻ. Khác với mã vạch sử dụng tia sáng và đòi hỏi tiếp xúc trực tiếp, RFID cho phép đọc dữ liệu “không tiếp xúc” qua sóng vô tuyến từ khoảng cách 50 cm đến 10 mét, sử dụng thẻ RFID và đầu đọc RFID chuyên dụng.

Điểm nổi bật của RFID nằm ở khả năng hoạt động hiệu quả trong nhiều môi trường khắc nghiệt mà mã vạch và các công nghệ khác không thể làm được. Nhờ vậy, RFID có thể xuyên qua các vật liệu như bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn và nhiều điều kiện môi trường khắc nghiệt khác. Với công nghệ hiện đại này, khóa cửa điện tử có khả năng nhận dạng thẻ từ thông qua chip RFID bên trong thẻ, đảm bảo mã hóa bảo mật.

Công nghệ RFID ngày càng trở nên phổ biến trong các hệ thống khóa cửa thông minh vân tay, cho phép người dùng dễ dàng lắp đặt tại cửa ra vào nhà, phòng riêng, văn phòng, cửa hàng, cổng công ty, và nhiều nơi khác. Khóa thẻ từ này được trang bị nhiều tính năng thông minh như cảnh báo khi sử dụng thẻ sai, thẻ không hợp lệ hoặc sử dụng không đúng cách, cảnh báo khi cửa chưa được đóng, và thậm chí tự động đóng cửa. Còn thẻ từ đóng vai trò như một chiếc chìa khóa thông minh, mang lại sự tiện lợi và an toàn cho người sử dụng.

Tìm hiểu rfid là gì trong logistics

RFID là công nghệ tự động nhận dạng và theo dõi các đối tượng được gắn thẻ

Lợi ích khi ứng dụng công nghệ RFID vào khóa thẻ từ

Dưới đây là những lợi ích vượt trội khi ứng dụng công nghệ thẻ từ RFID ở khóa cửa điện tử:

Đảm bảo an toàn và bảo mật cao

Việc tích hợp công nghệ RFID vào khóa thẻ từ đã nâng cao đáng kể độ bảo mật và an toàn của các dòng khóa này. Nhờ công nghệ nhận diện tiên tiến, việc làm giả thẻ và phá khóa trở nên vô cùng khó khăn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ngôi nhà của bạn. Hệ thống khóa thẻ từ chỉ cho phép mở khóa bằng những thẻ đã được cung cấp và đăng ký trước đó, mang lại mức độ bảo mật cao nhất. Ngoài ra, trong trường hợp bị mất thẻ, bạn có thể dễ dàng xóa thông tin của thẻ trên khóa để ngăn chặn kẻ gian lợi dụng cơ hội xâm nhập.

Nhỏ gọn, dễ mang theo

Với kích thước nhỏ gọn tương đương một chiếc thẻ ATM, thẻ từ dễ dàng đặt trong ví hoặc túi xách mà không chiếm nhiều diện tích. Điều này giúp bạn tránh được sự cồng kềnh và bất tiện của việc mang theo chìa khóa cơ truyền thống.

Thiết kế thẻ hiện đại sang trọng

Khóa thẻ từ với ứng dụng công nghệ RFID không chỉ nhỏ gọn mà còn mang đến cho không gian sống của bạn một thiết kế đơn giản nhưng sang trọng. Phần thân khóa và thẻ từ được thiết kế tinh tế, tạo nên điểm nhấn cho cánh cửa của bạn. Không giống như các loại khóa cơ thông thường, khóa từ khách sạn có phần thân khóa dạng hộp được cố định trên cửa, không cồng kềnh và tạo cảm giác hiện đại, thanh lịch cho khách sạn hoặc ngôi nhà của bạn.

Lợi ích khi ứng dụng công nghệ RFID cho khóa thẻ từ

Lợi ích khi ứng dụng công nghệ RFID cho khóa thẻ từ

Đặc điểm hệ thống thẻ RFID hiện nay

Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm thẻ RFID là gì thì việc nắm rõ được các đặc điểm của chip RFID cũng vô cùng quan trọng. Hệ thống thẻ RFID sử dụng sóng vô tuyến để truyền tải thông tin, RFID cho phép nhận dạng và theo dõi đối tượng từ xa mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Trong đó, một hệ thống RFID tối thiểu cần các thiết bị chính như: 

  • Thẻ RFID (RFID Tag, còn được gọi là transponder): là một thẻ gắn chíp và Anten.
  • Thẻ RFID có thể thay thế mã vạch trên các sản phẩm bán tại siêu thị. Thay vì phải quét mã vạch ở khoảng cách gần, RFID cho phép truyền thông tin qua khoảng cách nhất định mà không cần tiếp xúc vật lý.
  • Thẻ RFID được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: Quản lý nhân sự, quản lý hàng hóa vào/ra siêu thị, nhà kho, theo dõi động vật, quản lý xe cộ qua trạm thu phí, và làm thẻ hộ chiếu.
  • Cấu tạo thẻ RFID bao gồm RFID passive tag và RFID active tag:
    • Passive tags: Không cần nguồn điện bên ngoài, nhận năng lượng từ thiết bị đọc, khoảng cách đọc ngắn.
    • Active tags: Có pin, sử dụng với khoảng cách đọc lớn.
  • Thiết bị đọc thẻ RFID (đầu đọc – reader): Đọc thông tin từ các thẻ, có thể cố định hoặc di động.
  • Antenna: Liên kết giữa thẻ và thiết bị đọc. Thiết bị đọc phát tín hiệu sóng để kích hoạt và giao tiếp với thẻ.
  • Server: Thu nhận, xử lý dữ liệu, phục vụ giám sát, thống kê, và điều khiển.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị công nghệ RFID

Hệ thống RFID Reader phát ra sóng điện từ ở tần số nhất định, khi thẻ RFID nằm trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận sóng điện từ, thu nhận năng lượng và phát lại mã số của mình cho RFID Reader. Thiết bị RFID Reader sau đó sẽ nhận biết được thẻ nào đang trong vùng hoạt động.

Nguyên lý hoạt động thẻ rfid là gì như nào

Nguyên lý hoạt động của thiết bị công nghệ RFID

Dải tần suất hoạt động của hệ thống RFID

Khi lựa chọn một hệ thống RFID, điều mà nhiều người dùng quan tâm hàng đầu là dải tần hoạt động của hệ thống.

  • Tần số thấp (Low frequency) 125 KHz: Khoảng cách đọc ngắn, tốc độ đọc thấp.
  • Dải tần cao (High frequency) 13.56 MHz: Khoảng cách đọc ngắn, tốc độ đọc trung bình. Phần lớn thẻ Passive sử dụng dải này.
  • Dải tần cao hơn (Higher frequency): Khoảng cách đọc từ ngắn đến trung bình, tốc độ đọc trung bình đến cao. Phần lớn thẻ Active sử dụng tần số này.
  • Dải siêu cao tần (UHF frequency) 868-928 MHz: Khoảng cách đọc rộng, tốc độ đọc cao. Phần lớn sử dụng thẻ Active và một số thẻ Passive cao tần.
  • Dải vi sóng (Microwave) 2.45-5.8 GHz: Khoảng cách đọc rộng, tốc độ đọc lớn.

Ưu – Nhược điểm của hệ thống RFID

RFID là một trong những công nghệ mới trong tự động hóa quy trình và được dự đoán sẽ phát triển mạnh, cạnh tranh với mã vạch.

Ưu điểm của thẻ RFID:

  • Khả năng đọc từ xa: RFID có thể đọc dữ liệu từ thẻ từ khoảng cách xa hơn nhiều so với mã vạch, lên đến hàng chục mét.
  • Không cần đường ngắm: Thẻ RFID không cần phải được đặt trong tầm nhìn trực tiếp của đầu đọc, miễn là thẻ nằm trong vùng tần số hoạt động.
  • Tốc độ đọc nhanh: RFID có thể đọc nhiều thẻ cùng lúc và nhanh hơn nhiều so với mã vạch.
  • Lưu trữ nhiều dữ liệu: Thẻ RFID có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn so với mã vạch, bao gồm cả dữ liệu có thể viết lại.
  • Độ bảo mật cao: Dữ liệu trên thẻ RFID có thể được mã hóa để bảo mật, giúp chống giả mạo và truy cập trái phép.
  • Khả năng chống chịu: Thẻ RFID có thể chịu được bụi bẩn, nước, hóa chất và các điều kiện môi trường khắc nghiệt.
  • Ứng dụng rộng rãi: RFID có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ quản lý kho hàng đến kiểm soát chất lượng và theo dõi tài sản.
Ưu nhược điểm của công nghệ rfid trong logistics

Công nghệ RFID đem lại nhiều ưu điểm vượt trội

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật kể trên, RFID vẫn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định: 

  • Chi phí cao: Chi phí cho hệ thống RFID cao hơn so với hệ thống mã vạch.
  • Xung đột: Tín hiệu RFID có thể bị nhiễu bởi kim loại, chất lỏng và các thiết bị điện tử khác.
  • Tín hiệu tần số xung đột: Nếu hai đầu đọc phát ra hai tần số khác nhau, một thẻ đi qua sẽ không biết liên lạc với đầu đọc nào.
  • Xung đột khi có quá nhiều thẻ: Nếu có quá nhiều thẻ xuất hiện trong vùng tần số của một đầu đọc, có thể xảy ra xung đột.

Ứng dụng của công nghệ RFID trong sản xuất

Với các ưu điểm nổi bật trên, RFID được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: 

  •  RFID trong quản lý kho, chuỗi cung ứng, hàng tồn kho: RFID giúp quản lý hàng tồn kho trong quá trình sản xuất, từ sản xuất đến kho và từ kho đến nhà cung cấp bằng cách gắn thẻ RFID trên từng mặt hàng, thùng chứa hoặc pallet.
  • Theo dõi tài liệu và tệp tin: Các tem RFID thụ động gắn kèm tài liệu và tệp tin giúp theo dõi chuyển động của thông tin quan trọng trong chuỗi quản lý. Ngoài ra, hệ thống RFID giúp ngăn chặn việc mất hoặc thất lạc giấy tờ, tài liệu. 
  • Tự động hóa thư viện: Quản lý thư viện phải kiểm soát hàng nghìn đầu sách, băng, DVD. Việc gắn thẻ RFID nhỏ gọn vào từng đầu sách giúp theo dõi và bảo vệ tài sản không bị thất lạc trong hệ thống thư viện một cách đáng kể. 
  • Theo dõi các phương tiện vận chuyển trong chuỗi cung ứng: Công nghệ RFID trong logistics giúp theo dõi các loại thùng chứa một cách dễ dàng. Hệ thống RFID tại mỗi khu vực theo dõi sự xuất hiện và ra đi của các RTI trống, giúp nhân viên có thể quét Pallet và Container bằng đầu đọc RFID cầm tay để cập nhật thông tin.
  • Theo dõi công cụ dụng cụ: Công cụ trong cơ sở sản xuất, hầm mỏ và sân bay rất quan trọng và có giá trị cao. Thẻ RFID thụ động gắn vào công cụ và thiết bị giúp cắt giảm chi phí thay thế và nâng cao hiệu quả công việc.
  • Định vị và theo dõi cá nhân: Hệ thống RFID thụ động và chủ động giúp doanh nghiệp cải thiện quy trình làm việc, giảm chi phí và rủi ro bảo mật. IoT cung cấp hệ thống RTLS hoàn chỉnh để giám sát theo dõi nhân viên, bệnh nhân và khách truy cập trong cơ sở.
Công nghệ rfid và ứng dụng thực tế

Công nghệ RFID được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và quản lý hàng hóa

Tóm lại, bài viết đã chia sẻ thông tin RFID là gì, lợi ích khi ứng dụng cho khóa cửa không thông minh những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại đối với mỗi doanh nghiệp. Công nghệ RFID đã và đang khẳng định vị thế là giải pháp tối ưu cho tự động hóa và nâng cao hiệu quả sản xuất trong thời đại công nghiệp 4.0. Chính vì vậy mà nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau và mang đến nhiều kết quả đáng kể.

Xem thêm bài viết khác:

1 thoughts on “Công nghệ RFID là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng cho khóa thẻ từ
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *